Đăng nhập

Các mô hình xu hướng tiếp diễn. Mô hình tam giác

Adam Lienhard
Adam
Lienhard
Các mô hình xu hướng tiếp diễn. Mô hình tam giác

Các mô hình xu hướng tiếp diễn chỉ ra biến động giá theo hướng đi ngang không hơn gì một sự tạm dừng trong xu hướng giá hiện tại; biến động sắp tới sẽ cùng hướng với sự hình thành mô hình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ bàn về các mô hình xu hướng tiếp diễn hình tam giác.

So sánh xu hướng tiếp diễn với đảo chiều

Mô hình xu hướng tiếp diễn khác với mô hình đảo chiều về mặt khung thời gian. Các mô hình đảo chiều mất nhiều thời gian hơn để hình thành và dẫn đến sự thay đổi về xu hướng chính. Trái lại, các mô hình xu hướng tiếp diễn có thời gian hình thành ngắn hơn và có thể được phân loại thành các mô hình ngắn hạn hoặc trung hạn.

Mô hình tam giác được coi là một trong những mô hình xu hướng tiếp diễn quan trọng nhất. Có ba loại: tam giác đối xứng, tam giác tăng dần và tam giác giảm dần.

Mô hình tam giác được hoàn thành sau một khoảng thời gian nhất định khi các đường giao dịch gặp nhau tại một điểm ở đỉnh của tam giác. Các đường xu hướng giao nhau biểu thị mục tiêu thời gian bằng cách đo phạm vi chiều rộng của mô hình (nếu chiều rộng đường ngang của mô hình là 20 tuần thì phá vỡ giá dự kiến sẽ là từ 13 đến 15 tuần).

Theo nguyên tắc chung, giá phải phá vỡ khỏi xu hướng trước đó tại một điểm cụ thể nằm trong khoảng từ 2/3 đến 3/4 chiều rộng đường ngang của tam giác. Khi giá có thể phá vỡ đường xu hướng trên của tam giác theo hướng đi lên thì đây là dấu hiệu của việc phá vỡ giới hạn trên của phạm vi giao dịch.

Nếu xu hướng tăng giá, đường giá xâm nhập sẽ trở thành đường hỗ trợ trong khi ở xu hướng giảm giá, đường xu hướng dưới trở thành đường kháng cự. Một trong những tiêu chí quan trọng nhất là giá đóng cửa bên dưới đường xu hướng đã bị xâm nhập chứ không chỉ phá vỡ đường xu hướng trong ngày.

Mô hình tam giác được coi là mô hình trung hạn khi mất một đến ba tháng để hình thành. Nhưng nếu mô hình xuất hiện trong vòng chưa đầy một tháng, nó có thể có hình dạng khác, giống như một lá cờ. Những điều cơ bản này cũng áp dụng cho mô hình tam giác trên biểu đồ dài hạn.

Hình tam giác đối xứng

Hình tam giác này được hình thành bởi sự giao nhau của hai đường xu hướng tại một điểm, trong đó đường trên dốc xuống và đường dưới dốc lên. Đường dọc bên trái đo lường chiều cao của mô hình và được gọi là đáy hình tam giác. Điểm giao nhau của hai đường ở bên phải gọi là đỉnh tam giác.

Ví dụ: trong tam giác đối xứng hướng lên, chúng ta có thể thấy hai đường xu hướng giao nhau tại một điểm như thế nào. Đường dọc bên trái tượng trưng cho đáy tam giác, trong khi điểm bên phải là đỉnh tam giác.

Phải có ít nhất 4 điểm đảo chiều để mô hình này hình thành chính xác. Trong biểu đồ trên, tam giác bắt đầu tại điểm 1, nơi sự ổn định giá bắt đầu theo xu hướng tăng. Giá thoái lui về điểm 2 trước khi tăng lên điểm 3, ở mức thấp hơn điểm 1. Ta không thể vẽ đường xu hướng trên cho đến khi giá giảm từ điểm 3.

Mô hình tam giác tăng dần

Mô hình tam giác tăng dần được hình thành bởi giao điểm của đường xu hướng tăng giá với đường thẳng theo hướng đi ngang. Điều này đồng nghĩa với việc có rất nhiều người mua trên thị trường so với người bán. Mô hình này được coi là mô hình tăng dần và được hoàn thành bằng cách phá vỡ giới hạn trên.

Mô hình tam giác tăng dần được hoàn thành khi giá có thể đóng cửa trên đường xu hướng trên. Hành động phá vỡ giá này đi kèm với khối lượng giao dịch mật độ cao và đường xu hướng trên đóng vai trò là mức hỗ trợ.

Mục tiêu giá tối thiểu được xác định bằng cách đo chiều dài của đáy tam giác (từ điểm A đến điểm B trong sơ đồ bên dưới) và vẽ một đường xu hướng theo hướng đi lên bằng với chiều dài đáy tính từ điểm phá vỡ giá (điểm C).

Mô hình tam giác tăng dần thường biểu thị xu hướng tiếp diễn. Nhưng trong một số trường hợp, mô hình này có thể báo hiệu sự đảo chiều khi xuất hiện ở cuối xu hướng giảm giá. Sự phá vỡ khỏi mô hình này thường báo hiệu một xu hướng tăng giá, đặc biệt khi đường xu hướng trên của tam giác bị phá vỡ.

Mô hình tam giác giảm dần

Mô hình tam giác giảm dần là mô hình giảm giá, trái với mô hình tam giác tăng dần. Mô hình này được hình thành bởi giao điểm giữa đường xu hướng giảm giá với đường xu hướng đi ngang phía dưới. Mô hình tam giác biểu thị mật độ người bán cao hơn người mua và báo hiệu khả năng giảm giá nếu đường xu hướng phía dưới bị phá vỡ và giá đóng cửa bên dưới đường xu hướng đó với khối lượng giao dịch cao. Phương pháp đo lường của mô hình này giống với mô hình tam giác tăng dần.

Tương tự như mô hình tam giác tăng dần, mô hình tam giác giảm dần cũng có thể đóng vai trò như mô hình đảo chiều khi xuất hiện ở đỉnh giá. Nếu giá đóng cửa giảm xuống dưới đường xu hướng đi ngang, nó báo hiệu sự đảo chiều của xu hướng trước đó và bắt đầu xu hướng giảm giá.

Tầm quan trọng của khối lượng giao dịch

Khi biến động giá bị giới hạn trong mô hình tam giác, khối lượng giao dịch có xu hướng giảm (chính xác là khối lượng có xu hướng giảm trong tất cả các mô hình giá tiếp diễn.) Khi đường xu hướng hoàn thành mô hình bị phá vỡ, khối lượng giao dịch phải tăng lên đáng kể.

Chuyển động điều chỉnh của giá sau khi bị phá vỡ đi kèm với mật độ khối lượng giao dịch thấp và mật độ này tăng trở lại khi giá quay trở lại xu hướng.

Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội (Telegram, Instagram, Facebook) để nhận ngay thông tin cập nhật về Headway.